Dành cho trường Đại học/ cao đẳng, nghề, trung cấp/TT GDTX

27/04/2023


QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO DÀNH CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC/ CAO ĐẲNG, NGHỀ, TRUNG CẤP/ TT GDTX

GIỚI THIỆU GIẢI PHÁP

  • DT_EDU2023  là một giải pháp tổng thể quản trị trường học thông minh. Cho phép quản lý theo hai hình thứ niên chế và tín chỉ.
  • DT_EDU là phần mềm đầu tiên được phát triển hoàn toàn trên nền web, chạy trên mọi trình duyệt Internet. Cho phép người dùng truy cập đơn giản, nhanh chóng chỉ cần máy tính có kết nối mạng.
  • DTEDU2023 quản lý xuyên suốt quy trình quản lý hoạt động đào tạo kể từ khi học viên, sinh viên trúng tuyển đầu vào, quá trình học tập rèn luyện đến khi ra trường
  • Toàn bộ quy trình nghiệp vụ của phần mềm được xây dựng phù hợp với quy chế của Bộ giáo dục đào tạo và  Bộ Lao động Thương Binh Xã Hội .

LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG PHẦN MỀM

  • DTEDU2023 sẽ giúp tạo lập một hệ thống thông tin tích hợp, phục vụ hiệu quả nhất mọi nhu cầu cập nhật thông tin dữ liệu, hoạt động tác nghiệp, tra cứu, báo cáo, tổng hợp thống kê của mọi đối tượng trong nhà trường từ ban giám hiệu nhà trường đến các phòng ban, khoa, bộ môn.
  • Nâng cao hiệu quả công việc, tin học hóa các quy trình quản lý đào tạo.
  • Thống kê báo cáo kịp thời và chính xác phục vụ nhu cầu định hướng và lập kế hoạch chung cho toàn trường.
  • Theo dõi quá trình học tập và rèn luyện của học sinh/ sinh viên, tư vấn cho sinh viên lập kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và chương trình đào tạo của sinh viên.
  • Cập nhật và tra cứu thông tin dữ liệu của học sinh/ sinh viên một cách thuận tiện thông qua internet/intranet theo quyền được phân.
  • Chủ động sắp xếp lịch giảng dạy trong học kỳ.

TUÂN THỦ CÁC THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ QUY CHẾ ĐÀO TẠO

  • Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020.
  • Thông tư số 04/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2022.
  • Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 03 năm 2017.
  • Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 04 năm 2016.
  • Thông tư số 17/2017/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 6 năm 2017 .
  • Quyết định số 58/2007/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2007 .
  • Quyết định 23/2018/QĐ-BLĐTBXH ngày 06 tháng 12 năm 2018.

CÁC PHÂN HỆ CHÍNH CỦA PHẦN MỀM

1. PHÂN HỆ QUẢN LÝ TUYỂN SINH     

    Phân hệ Quản lý tuyến sinh hỗ trợ toàn diện cho công tác tuyển sinh đầu vào của nhà trường. Cho phép cán bộ quản lý được hồ sơ của thí sinh từ khi đăng ký dự tuyển, hoàn thành nghĩa vụ đóng lệ phí – học phí, nhận giấy báo kết quả trúng tuyển vào học. Sau khi thí sinh được trúng tuyển, hồ sơ thí sinh được chuyển sang phân hệ quản lý học viên

  • Học sinh đăng ký dự tuyển trực tuyến hoặc trực tiếp
  • Quản lý toàn bộ danh sách thí sinh đăng ký dự tuyển theo từng đợt tuyển sinh.
  • Xét tuyển, duyệt hồ sơ thí sinh dự tuyển the tiêu chí và phương thức của nhà trường.
  • Gửi thông báo trúng tuyển cho thí sinh
  • Chuyển hồ sơ trung tuyển sang hồ sơ nhập học

PHÂN HỆ QUẢN LÝ HỒ SƠ HỌC VIÊN

  • Liên thông dữ liệu từ Phân hệ tuyển sinh
  • Quản lý danh sách sinh viên theo khoa, ngành, chuyên ngành, lớp hành chính;
  • Quản lý thông tin chi tiết của hoc sinh/ sinh viên;
  • Quản lý đối tượng trợ cấp/ miễn giảm học phí;
  • Quản lý chính sách nội trú học sinh/ sinh viên .
  • Quản lý thông tin hoạt động đoàn thể của HS/SV.
  • Quản lý các quyết định khen thưởng/ kỷ luật/ ngừng học/ thôi học/ chuyển trường/ chuyển lớp.
  • Quản lý toàn bộ hồ sơ, giấy tờ học sinh/ sinh viên đã nộp/ chưa nộp.
  • Quản lý điểm rèn luyện của học sinh/ sinh viên
  • Kết xuất báo cáo thống kê phục vụ công tác quản lý;
  • In hồ toàn bộ thông tin quá trình rèn luyện, học tập của học sinh/ sinh viên trong thời gian theo học tại nhà trường.

 

PHÂN HỆ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

  • Thiết lập quy chế đào tạo áp dụng cho từng khóa đào tạo một cách linh hoạt
  • Thiết lập tham số điểm quá trình theo từng môn học
  • Cập nhật điểm quá trình theo lớp, phần mềm tự động thông báo đủ/ không đủ điều kiện dự thi của trừng HS/SV
  • Cập nhật điểm thi theo phòng thi, theo lớp, theo túi thi.
  • Thống kê xếp loại điểm theo kỳ học năm học theo nhiều tiêu chí
  • Thống kê sinh viên học lại thi lại
  • Xét duyệt học vụ

QUẢN LÝ THỜI KHÓA BIỂU

  • Lập và quản lý chương trình đào tạo khung cho tất cả các hệ đào tạo trong nhà trường, thiết lập rằng buộc cho các học phần, số tiết lý thuyết và thực hành. Đồng thời, cho phép nhà trường quản lý các chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra
  • Xây dựng kế hoạch đào tạo chi tiết cho từng khóa hoặc cả trường theo từng năm học
  • Xây dựng thời khóa biểu thủ công / tự động theo các tiêu chí thiết lập của người dùng một cách linh hoạt

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

  • Lập danh sách miễn giảm học phí theo đối tượng chính sách
  • Định nghĩa mức học phí và các khoản thu khác theo học kỳ, năm học
  • Định nghĩa mức học phí theo tín chỉ, theo môn học
  • Lập biên lai thu tiền học phí và các khoản thu khác theo học kỳ, năm học
  • Thống kê sinh viên còn nợ học phí
  • In các báo cáo thống kê về các khoản thu phục vụ cho công tác quản lý
  • Quản lý học bổng

CỔNG THÔNG TIN SINH VIÊN

Là kênh giao tiếp, truyền thông giữa sinh viên và nhà trường. Cho phép sinh viên theo dõi thông báo, lịch học theo từng kỳ học. Sinh viên chủ động đăng ký học khi có thời khóa biểu và tra cứu kết quả học tập, thông tin rèn luyện và học phí của bản thân.

 

SỔ TAY ĐIỆN TỬ GIẢNG VIÊN

Cho phép giảng viên tra cứu và xem lịch giảng dạy của cá nhân theo tuần/ tháng/ kỳ học; Quản lý danh sách lớp học được giao phụ trách; điểm danh sinh viên trực tuyến; Cập nhật và quản lý sổ lên lớp

 

https://f14-zpc.zdn.vn/5905534752677493619/b045cd00dd7702295b66.jpg

THANH TOÁN HOẠT ĐỘNG NHÀ GIÁO

  • Thống kê giảng dạy theo thời khóa biểu
  • Kê khai công việc chuyên môn khác
  • Thống kê phân công coi thi, chấm bài, ra đề, nghiệm vụ khoa học, các công việc khác
  • Tổng hợp số giờ thực tế giảng dạy trực tiếp so với số giờ định mức nhà giáo
  • Quản lý đơn giá
  • Quản lý thông tin hợp đồng
  • Cập nhật định mức giờ chuẩn giảng dạy theo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Định mức này người dùng có thể thay đổi khi quy định của Bộ thay đổi.

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

  • Định nghĩa mức độ đánh giá: Cho phép người sử dụng thêm, sửa, xóa các mức độ đánh giá, Với mỗi mức độ cho phép nhập mức điểm tương ứng với mức độ đó
  • Định nghĩa tiêu chí, chỉ số đánh giá: Cho phép người sử dụng tạo các tiêu chí, chỉ số; Cho phép người sử dụng thêm các mức độ của các chỉ số
  • Sinh viên phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên
  • Thống kê báo cáo số liệu phản hồi từ người học: Dữ liệu sẽ được phân tích theo nhiều tiêu chí thống kê khác nhau để có các báo cáo theo mục tiêu khác nhau. Cho phép thống kê và xếp loại của từng giảng viên. Cho phép thống kê và xếp loại danh sách giảng viên theo từng khoa, bộ môn.